- Được thành lập vào năm 2004, Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC) đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh thành công, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và định hướng quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và tận tâm, nhà trường không ngừng kiện toàn các dịch vụ hỗ trợ để có thể đáp ứng định hướng đào tạo “Công dân toàn cầu, bản sắc Việt Nam”.

- Những “công dân toàn cầu” không thể thiếu kỹ năng quan trọng là ngoại ngữ. Hôm nay, phóng viên SITC sẽ gặp gỡ Thạc sĩ Ngô Trần Minh Nhật – Trưởng bộ môn tiếng Anh tại SITC để tìm hiểu về định hướng phát triển kỹ năng tiếng Anh của nhà trường. ​​​​​​​

PV: Được biết, cô tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sau đó hoàn thành chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ Ứng dụng tại Đại học Curtin (Australia), cô có thể chia sẻ về quá trình công tác của mình cho đến khi lựa chọn và gắn bó với SITC.

  •  Cô bắt đầu công việc giảng dạy rất sớm, từ năm 19 tuổi, với vị trí trợ giảng tại Trung tâm Anh ngữ ILA (một trong những trung tâm Anh ngữ nổi tiếng nhất tại TP.HCM). Sau đó cô tham gia đội ngũ giảng huấn tại trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) và đã gắn bó với nơi này gần 10 năm. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, cô lựa chọn hướng đi mới và đảm nhận vai trò trưởng ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Đây là bước ngoặt đã giúp cô có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong nghề nghiệp thông qua việc tiếp cận chương trình đào tạo ở mức độ chuyên sâu hơn: xây dựng, triển khai, đánh giá và cải tiến chương trình.
  • Song song với công tác giảng dạy và quản lý chương trình, trong thời gian làm việc ở cấp độ đại học cô còn có cơ hội được tham gia vào một dự án lớn do châu Âu tài trợ cho các trường đại học ở Việt Nam để tìm hiểu và giải quyết vấn đề về việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Đây là cơ hội lớn giúp cô tiếp cận và nâng cao kiến thức về hướng nghiệp cho sinh viên.
  • Ở chặng đường nghề tiếp theo, với mong muốn phát triển kỹ năng tiếng Anh cho thanh thiếu niên, cô lựa chọn làm việc tại hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc với nhiệm vụ chính là giảng dạy chương trình IELTS cho học sinh trung học phổ thông. Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá khứ đã giúp cô rất nhiều trong thời gian này. Ngoài việc giảng dạy chương trình chính khoá, cô thường tổ chức những buổi chia sẻ về việc chọn ngành nghề cho các bạn học sinh lớp 11, 12 nhằm giúp các em có định hướng rõ hơn về con đường phía trước.

​​​​​​​

  • Đầu năm 2021, cô có dịp gặp gỡ thầy hiệu trưởng SITC. Sau khi biết được tâm huyết mà nhà trường dành cho thế hệ trẻ Việt Nam và định hướng phát triển của trường, cô quyết định hợp tác với SITC để  cùng xây dựng một môi trường giáo dục nghề nghiệp chất lượng cho học sinh. Cô tin rằng với định hướng cởi mở, tiên tiến từ Ban giám hiệu, môi trường học tập của SITC sẽ đem đến nhiều lợi ích cho những bạn học sinh năng động, không muốn bó buộc theo con đường học tập truyền thống.

PV: Nhiều học sinh cũng dành thời gian học tiếng Anh vì biết tầm quan trọng của nó. Nhưng thực tế là nhiều người học rất tích cực giai đoạn đầu, nhưng không thấy mình tiến bộ, rồi chán nản và bỏ dở dang. Cô chia sẻ thêm về phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở SITC trong thời gian tới, những khác biệt chính là gì?

  • Đa số các trường khi giảng dạy tiếng Anh sẽ theo hình thức thụ động, nghĩa là giảng viên là trung tâm và học sinh chỉ là đối tượng ghi chép, trả bài. Phương pháp này đã quá cũ và nhàm chán, do đó gặp hạn chế trong kích thích phát huy năng lực cá nhân của học sinh. Phương pháp giảng dạy tại SITC thì lại khác. Với định hướng của nhà trường là phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh thì trong lớp học, học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm và giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và quan trọng hơn, đó là những người truyền cảm hứng. Như em biết đó, có thích thì mình mới tập trung học, hứng thú học. Đây là lý do tại sao SITC luôn nhắc nhở các thầy cô hãy là người truyền cảm hứng cho học sinh.

​​​​​​​

PV: Đó là về phương pháp giảng dạy, còn định hướng của chương trình tiếng Anh thì như thế nào?

  • SITC có hai chương trình tiếng Anh. Với chương trình tiếng Anh giao tiếp thì giáo viên sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng cần thiết nhất, chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp xoay quanh những chủ đề hàng ngày giúp học sinh có cảm hứng học tập và thực hành. Với các chương trình định hướng IELTS thì bên cạnh bốn kỹ năng thiết yếu, học sinh sẽ được hướng dẫn về cấu trúc bài thi, cách thức làm bài, và sự khác biệt của từng cấp độ để các em hình dung và có kế hoạch học tập để nâng cao kết quả. Mục tiêu là giúp các em tìm được hứng thú học tập tiếng Anh, giao tiếp tự tin và đủ năng lực học lên cấp độ cao hơn như cao đẳng, đại học.

PV: Thưa cô, chương trình giảng dạy tiếng Anh tại SITC có điểm khác và giống nhau như thế nào ở các hệ đào tạo?

  • Đối với hệ tiêu chuẩn thì điểm nhấn là kỹ năng giao tiếp. Sau khi hoàn thành chương trình các em học sinh sẽ có trình độ tương đương A2/B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ 6 bậc CEFR. Đối với hệ tăng cường tiếng Anh thì các em sẽ được tăng cường thời lượng đào tạo để tập trung vào các kiến thức và kỹ năng của IELTS với đầu ra mong đợi tương tương IELTS 5.0.

​​​​​​​

PV: Đầu vào học sinh không đồng đều thì nhà trường sẽ khắc phục như thế nào để đảm bảo chất lượng?

  • Cô biết là việc giảng dạy trung cấp sẽ rất áp lực vì năng lực của các em chênh lệch nhau khá lớn. Tuy nhiên, giúp người học tiến bộ là sứ mệnh nghề nghiệp của cô và những người theo nghề giảng dạy. Do đó mình cần phải đánh giá thực lực của từng học sinh để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Trước khi vào chương trình chính khoá, các em sẽ thực hiện bài kiểm tra đánh giá trình độ đầu vào để đảm bảo các em sẽ được xếp lớp với các bạn cùng trình độ. Việc này sẽ tạo tâm lý ổn định cho các em khi học và sẽ giúp giảng viên xây dựng giáo án và các hoạt động dạy và học phù hợp với trình độ của lớp. Ngoài giờ học trên lớp, các em còn được hỗ trợ thông qua các kênh tài nguyên online, các hoạt động học với trợ giảng, học qua việc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, các khoá kiến tập nước ngoài,….Điều quan trọng nữa mà cô làm cho học trò của mình là: tán dương từng sự tiến bộ nhỏ của các em, em tiến bộ hơn em của ngày hôm qua đã là thành công lớn. Ai cũng cần được khích lệ mà, đúng không?

​​​​​​​

PV: Điều gì khiến cô lựa chọn SITC là nơi gắn kết?

  • Có nhiều lý do để cô thấy mình là một phần của gia đình SITC. Trước hết đó là những giá trị nghề nghiệp của cô tương đồng với những định hướng của nhà trường: yêu thương, chăm sóc, vì sự tiến bộ của học trò. Ban giám hiệu là những người truyền cảm hứng về việc làm giáo dục với sự tận tâm, chuyên nghiệp và tình yêu thương. Điều này thể hiện qua cách xây dựng chương trình đào tạo: tính ứng dụng cao, vì người học chứ không đánh đố người học. Các dịch vụ hỗ trợ học sinh được ưu tiên thật sự. Thêm vào đó nhà trường cũng thiết kế học phí minh bạch tạo sự an tâm cho phụ huynh và học sinh.

Điều tiếp theo là nhà trường khuyến khích cải tiến, sáng tạo và cập nhật xu hướng hiện đại. Cô và các giảng viên được khuyến khích nâng cao chuyên môn, phát triển sự nghiệp. Có lẽ niềm hạnh phúc nhất là cô được giao quyền để thực hiện những mong muốn trong nghề và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đồng nghiệp hoà nhã, luôn hỗ trợ nhau. Đối với một người làm nghề giáo như cô thì như vậy là đủ để “cháy hết mình”.

 

Cảm ơn những chia sẻ thú vị từ Thạc sĩ Ngô Trần Minh Nhật - Trưởng bộ môn Tiếng Anh trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC).

 

 


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5