Muốn mua quần áo, vào Google tìm kiếm mẫu, đặt hàng ở một website nào đó, thanh toán qua online, vài ngày sao quần áo đã có mặt tại nhà.

Muốn mua vé máy bay, vào Google tìm kiếm thông tin chuyến bay, đặt vé qua các website, thanh toán bằng các cổng ứng dụng và có ngay vé máy bay được thông báo qua email.

Trong hàng triệu giao dịch thương mại qua các nền tảng online, mỗi người chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh banner bắt mắt, những giao diện website nhiều màu sắc hoặc những ứng dụng lung linh và chúng góp phần không nhỏ vào việc bán được hàng. Những hình ảnh đó là sản phẩm của các designer hay còn gọi là thiết kế đồ hoạ. Vậy tại sao những anh chị designer lại có thể làm ra những sản phẩm hay đến như vậy?

Một trong những yếu tố hàng đầu trong việc  học và phát triển ngành thiết kế đồ họa, giúp cho designer tạo nên sự khác biệt với đám đông là tư duy thiết kế. Cùng phóng viên SITC tìm hiểu nhé.

Tư duy thiết kế hay còn gọi là design thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai thì design thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.

​​​​​​​

5 Bước trong quy trình Design Thinking

Bước 1: Empathize - Thấu hiểu

Đây là bước tìm kiếm giải pháp từ chính tư duy của người trực tiếp dùng sản phẩm. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực làm việc của mình thông qua các số liệu nghiên cứu thị trường, việc quan sát  trải nghiệm thực tế trong tình huống của khách hàng, để có cảm nhận sâu sắc và tư duy hợp lý hơn. Từ đó, bạn mới biết được khó khăn và động lực tiềm ẩn của khách hàng trước vấn đề đó là gì.

​​​​​​​

Bước 2: Define - Xác định vấn đề

Trong bước xác định vấn đề, các dữ liệu và thông tin thu thập được ở bước thấu hiểu sẽ được tổng hợp, liên kết lại với nhau để phân tích và xác định trọng tâm của vấn đề. Ở bước này, chủ doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề với việc lấy con người làm trung tâm. Lối tư duy này nhấn mạnh vào việc xác định và phân tích vấn đề cốt lõi, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.

Bước 3: Ideate - Tạo ra ý tưởng cho các giải pháp

Ở bước thứ ba của quy trình tư duy của bạn đã sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Với nền tảng thông tin và sự thấu hiểu có được từ 2 bước thấu hiểu và xác định vấn đề chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu “think outside the box” – suy nghĩ vượt khỏi những giới hạn để khám phá ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho vấn đề của mình.

Bước 4: Prototype - Trực quan hoá

Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.

Bước 5: Test - Kiểm tra

Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước nhưng trong một quá trình Design Thinking thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

Design thinking là 1 vòng lặp được thực hiện liên tục không những giúp sáng tạo ra giải pháp đột phá mà còn giúp đẩy nhanh quy trình tung sản phẩm nói riêng.

Những chia sẻ ở trên đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về tư duy thiết kế trong chuyên ngành thiết kế đồ họa, phóng viên SITC hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi phát triển ngành nghề của mình.


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5