Không phải chỉ đến kỳ thi quan trọng chuyện ngành nghề tương lai của con mới được đem ra tranh cãi trong nhiều gia đình. Câu chuyện này đã âm ỉ bấy lâu nay tưởng chừng như chỉ chờ ngày bộc phát của hàng triệu gia đình, đang trở thành đề tài nóng hổi, nhất là trong những ngày các sĩ tử đang hoàn thiện những dòng cuối cùng trong bộ hồ sơ thi THPT Quốc gia.

Mới đây, xuất hiện dòng tâm sự trên trang confestion nổi tiếng của một trường cấp 3 đã khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ: "Ngày đếm ngược của kỳ thi đến rồi, em áp lực lắm. Bài vở áp lực, đi học luôn trong tâm trạng chán chường, những điều khiến em cảm thấy khó thở hơn là rằng em còn chẳng biết mình nên chọn ngành gì, trường gì. Cha mẹ ẹm cứ định hướng ngành học đang hot ở thị trường lao động, nhưng nào đâu để ý để cảm xúc của em, rằng em không hề thích ngành nghề đó. Tương lai em thật mịt mờ".

Tâm sự một học sinh

Cuối cùng, để khép lại bài viết này, xin trích một đoạn trong cuốn "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của nhà văn Rosie Nguyễn:

"Ai rồi cũng sẽ có những chuyến đi cho riêng mình. Tôi không muốn con mình sống cả đời vì tôi, theo ý muốn của tôi. Tôi không muốn nó bắt đầu chuyến đi của riêng nó lúc năm mươi, sáu mươi tuổi, ngỡ ngàng trông thấy có quá nhiều nơi đẹp đẽ trên thế giới này mà nó chưa từng biết, thảng thốt nhận ra nó đã già, và oán trách cha mẹ vì đã nhốt nó trong chiếc lồng quá chật.

Hãy để những đôi cánh được tự do vươn xa trên bầu trời cao rộng".

 

Tải: Cơ hội chuyển tiếp Đại học và Du học cùng SITC

 

Áp lực đè nặng lên đôi vai sĩ tử: Con/ cháu phải đỗ đại học!

Hai năm trước, tôi cũng từng trải qua những cảm giác giống như vậy, thế nên rất đồng cảm với tình trạng của em lúc này. Mệt mỏi và áp lực. Đề thi, đề cương tài liệu bủa vây cùng một tâm lý lộn xộn trước kì thi. Rồi chưa hết một đống áp lực đè nặng đến từ những đứa vô danh khác mang tên "con nhà người ta", cộng với những "cái miệng-không-mấy-phần-xinh-đẹp" của họ hàng khi suốt ngày nhắc nhở rằng: "Cháu phải đỗ lấy đại học".

Để rồi tự đó luôn tạo áp lực với chính mình, để vượt qua cái bóng của những đứa "con nhà người ta", phải học tập thật tốt để không trượt nguyện vọng một, để không làm những họ hàng làng xóm nhất là cha mẹ thất vọng. Gánh nặng học tập chưa nguôi, gánh nặng khác mang tên chọn trường chọn ngành lại khiến các sĩ tử thêm đau đầu, nhất là với những cô cậu học trò đang mông lung không biết mình thích gì.

Áp lực của bậc phụ huynh lên con em mình

Với kinh nghiệm của "một người từng trải", tôi xin em hãy bình tĩnh lại. Đừng nghĩ mình vô dụng khi không tìm ra được sở thích của chính mình, bởi ngay lúc này em có cố gắng đến mấy thì cũng không thể tìm ra được hai cái từ mông lung hơn vũ trụ ngoài kia mang tên "đam mê" đâu.

Thế giới ngoài kia đang có biết bao nhiêu con người làm trái ngành, trái nghề cả đời cũng chẳng biết mình muốn trở thành một người như nào. Lo lắng vốn là tâm lý chung, nhưng đừng để nó lấn át cảm xúc của chính mình, thay vì thế hãy bắt tay vào tìm cách giải quyết, từ từ gỡ rồi từng bước một.

"Ước mơ của bố mẹ, con hãy giúp bố mẹ viết tiếp nhé"

Mong muốn con cái thành công là mong muốn chính đáng của bất kì bậc làm cha làm mẹ nào. Nhưng thực tế nhiều vị phụ huynh đang đi quá xa khi tự cho mình quyền thay con cái quyết định mọi chuyện. Lấy cái cớ mình là người đi trước, từng trải nhiều sẽ hiểu biết hơn những đứa con bé bỏng, để rồi can thiệp trực tiếp vào cuộc sống của con, đưa ra những chọn lựa thay con và cho rằng đó là cách làm tốt nhất cho con mình. Đây liệu có phải là việc làm đúng đắn?

Trong cuốn "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của nhà văn Rosie Nguyễn có đoạn: "Triết gia Ấn Độ Osho từng nói: "Có một vấn nạn lớn trong các gia đình: Trẻ con đến tuổi thì không còn là trẻ con, nhưng cha mẹ không bao giờ chịu thôi làm cha mẹ. Có một điều nhân loại ít ai hiểu được, rằng không nên cố gắng làm phụ huynh suốt đời. Khi con đã lớn, vai trò của phụ huynh của cha mẹ đến đấy là chấm dứt.

Lúc còn nhỏ, con cần người bảo bọc, nhưng khi con đủ lớn để tự đứng vững, cha mẹ phải học cách rút lui khỏi cuộc đời của con. Chính vì cha mẹ không chịu rút lui khỏi đời con, họ gây ra một mối lo âu thường trực cho chính mình và cho đứa con. Điều này khiến đứa trẻ bị thui chột, cảm giác có lỗi. Họ chỉ giúp ích cho con trong một giới hạn thôi, đi quá giới hạn đó họ không còn giúp gì được nữa".

Ước mơ của bố mẹ

Hỡi những bậc phụ huynh, muốn tốt cho con mình hãy để những đôi cánh ấy được tự do vươn xa trên bầu trời cao rộng!

Không thể phủ nhận một điều rằng, đề tài chọn trường chọn nghề của những sĩ tử vốn đã nóng, lại trở nên nóng hơn trong những câu chuyện của ông bố bà mẹ. "Con anh/chị nộp trường nào thế ạ?" là mối quan tâm hàng đầu khi các vị phụ huynh bắt gặp nhau không chỉ trong những buổi họp phụ huynh, mà còn ngay cả thậm chí vô tình gặp trên đường. Những ai hướng được đứa con theo ý mình thì hớn hở, mặt vui hơn đi trẩy hội. Còn ngược lại thì ngao ngán lắc đầu: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư" hay "Trứng mà đòi khôn hơn vịt"…

Thế nhưng hỡi những bậc bố mẹ đang áp đặt suy nghĩ của mình vào con cái ơi, các vị đã từng tự hỏi rằng: "Liệu con mình có thích cái nghề mà mình hướng cho nó hay không nhỉ? Liệu nó có tự tin để đi trên con đường đó hay không?". Bố mẹ thích là một chuyện, nhưng việc con cái có chọn nó hay không lại là một chuyện khác. Nếu mong muốn kia khiến cho con trẻ sau này phải đồng mình lên để sống hằng ngày, thì điều này còn kinh khủng hơn bội phần nữa.

Tôi có quen một cô bạn nọ, bằng tuổi, năm nay là sinh viên năm 2 của một trường đại học có tiếng tại Hà Nội. Dẫu đang học trường đại học danh giá là thế, nhưng ít ai biết rằng, cô bạn chọn học dưới mái trường này là vì quyết định của bố mẹ. Mỗi lần đi cà phê tâm sự, cô bạn lại trưng cái bộ mặt mệt mỏi kia ra, và luôn nói rằng: "Tao muốn nghỉ học mày ạ, thế nhưng tao lại sợ bố mẹ phiền lòng".

Hồi mới quen cô bạn ít nói lắm, khi thân hơn rồi tôi mới biết, lựa chọn này của cô bạn là để viết tiếp ước mơ của bố mẹ đang dở dang thời niên thiếu. Một người mẹ kiên quyết muốn con phải vào bằng được ngôi trường ấy, học được ngành học ấy để sau này ra trường làm công việc ấy – công việc mà trước đây họ không thể đạt được và đang rất kì vọng vào đứa con gái bé bỏng kia sẽ thành công.

Áp đặt ước mơ từ bậc cha mẹ

Hãy trao niềm tin cho con mình

Thời gian để các sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng của đời đang đến gần, các vị phụ huynh đừng vì những bất đồng trong mong muốn chọn trường, chọn nghề khiến tâm lý con trẻ thêm căng thẳng. Thay vì đó hãy cùng nhau tìm tiếng ra nói chung, khi đó con cái sẽ thấy cha mẹ không phải người áp đặt mà là người bạn đường đồng hành tiếp sức cùng con.

Một đứa con trưởng thành, là công trình giáo dưỡng của cha mẹ, niềm tin của người cha người mẹ dành cho con mình có thể giúp nó đứng vững trước sóng gió, giúp nó thay đổi nhân sinh quan về cuộc đời và cả con đường sẽ đi về sau. Vì vậy, hãy trao niềm tin cho con mình.

Trao niềm tin cho con em

Cuối cùng, để khép lại bài viết này, xin trích một đoạn trong cuốn "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của nhà văn Rosie Nguyễn:

"Ai rồi cũng sẽ có những chuyến đi cho riêng mình. Tôi không muốn con mình sống cả đời vì tôi, theo ý muốn của tôi. Tôi không muốn nó bắt đầu chuyến đi của riêng nó lúc năm mươi, sáu mươi tuổi, ngỡ ngàng trông thấy có quá nhiều nơi đẹp đẽ trên thế giới này mà nó chưa từng biết, thảng thốt nhận ra nó đã già, và oán trách cha mẹ vì đã nhốt nó trong chiếc lồng quá chật.

Hãy để những đôi cánh được tự do vươn xa trên bầu trời cao rộng".

Theo https://kenh14.vn/


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5