CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN BIẾT CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO CON MÌNH
- Biết được những cảm xúc và phản ứng mà con có thể trải qua trong giai đoạn này.
- Sợ hãi, buồn bã, lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, dễ bị kích động
- Dễ khóc
- Có các hành xử tiêu cực, hung hăng
- Khó ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Giảm hứng thú với các hoạt động thường ngày, hoặc trở nên quá tập trung vào việc gì đó.
- Trẻ có thể thu mình, ít nói, ít tham gia vào các cuộc nói chuyện và chia sẻ
- Hiểu được những phản ứng trên của con là điều dễ xảy ra.
- Trong giai đoạn này con cần được tôn trọng, lắng nghe, quan tâm và nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN BIẾT CÁCH TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO BẢN THÂN
- Cha mẹ cần tự nhận biết được cảm xúc của bản than và những dấu hiệu của sự căng thẳng có thể xảy ra với mình.
- Sợ hãi, lo lắng về việc các thành viên trong gia đình có thể nhiễm bệnh
- Cảm thấy thất vọng, buồn rầu, tức giận, vì mọi sự diễn ra mình không kiểm soát được
- Tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình mình
- Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ
- Hiểu rằng những phản ứng nói trên trong giai đoạn này là tình trang chung và là điều dễ hiểu.
- Cha mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân, tự giải tỏa căng thẳng để có thể chăm sóc con tốt hơn.
CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN LÀM GÌ?
- Cố gắng duy trì các sinh hoạt chung của gia đình.
- Dành cho con thêm thời gian và sự chú ý.
- Luôn giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng với con.
- Chấp nhận việc con cảm thấy buồn, đừng bắt con phải cứng rắn.
- Trò chuyện, lắng nghe và không đánh giá những tâm sự và cảm xúc của con.
- Động viên và tạo cơ hội để con tự tin rằng mình có ích và có thể giúp đỡ người khác.
- Cung cấp thông tin chính xác và giải thích về những gì đang diễn ra với đại dịch COVID-19.
Nguồn: UNICEF Việt Nam